BÀ CỤ NHÀ Ở BÊN CON SUỐI.

Ông Bà cụ sống trong ngôi nhà sàn nhỏ, cạnh đó có một con suối nhỏ chảy qua. Tôi có mặt ở đó vì liên quan đến chuyện bắt Lươn về để bán.

Có một mâu thuẫn thô thiển trong việc bán Lươn Đồng của tôi, mà không cần phải tự mình học cao hiểu rộng đâu cũng có thể thấy ngay:

Nếu trừ hết mọi chi phí thì mỗi một lần tôi bán cho ai đó, tôi chỉ lãi khoảng 20k/ một túi Lươn Đồng(chi phí đi lại, vận chuyển, làm sẵn, đủ kiểu). Và đó là còn chưa tính tới thời gian(trong lĩnh vực kinh tế còn gọi là chi phí cơ hội – nghĩa là nếu dành thời gian, công sức làm việc này để đi làm việc khác, thì nó sẽ tạo ra một khoản thu nhập khác, nhưng vì khước từ cái việc khác đó để vẫn làm việc này, nên tôi đã mất đi khoản thu nhập từ cơ hội đến từ việc khác. “Mất đi” có nghĩa là “chi phí” – chi phí cho những cơ hội khác – gọi là chi phí cơ hội.

Còn chưa tính tới việc là dù Tôi có bán tới chết cũng không bằng một Bà bán Lươn ngoài chợ(với một thùng Lươn Cá sau lưng + một cái chậu trước mặt) không bao giờ lo hết nguồn hàng vì Lươn Cá Ốc Êch nuôi chưa bao giờ thiếu, ngày nào cũng cả chục tấn ở Chợ Đầu mối chờ huýt sáo cái là có người mang đến, cũng chưa bao giờ sợ hết khách mua vì rằng “chưa có nơi nào đông như ở Chợ”, chưa bao giờ lo lỗ vì mặt hàng Thủy Hải Sản Nuôi luôn bán với giá tối thiểu là gấp đôi giá nhập vào.

Vậy có vẻ việc Bán Lươn của Tôi giống như một cuộc phiêu lưu vào “miền cổ tích” trong trí tưởng tượng của mỗi người ở tuổi “ấu thơ”: Trong “miền cổ tích” đó có rặng núi, có mây trắng bay, có ngôi nhà sàn, một góc bếp nhỏ, trong góc bếp đó có bà cụ già hiền hậu đang nhoẻn miệng cười… Đó là những cảnh ở trong đầu của một lũ trẻ mà!

Còn nếu tôi dùng tư duy Người Lớn thì thấy ngay được sự ảo tưởng:

Rằng… Lươn Đồng đi móc khắp nơi liệu còn được bao nhiêu con mà bán? Rằng cho dù nếu còn thì sao không ra đồng mà móc, lại lên núi…rồi còn ra suối móc? (đoạn suối nhiều đá gần như không có Lươn, chỉ có đoạn ít đá mới có vì Lươn đào lỗ trong đất. Vì vậy ở đồng bằng hoặc ruộng bậc thang thường sẽ nhiều hơn).

–  Vậy tôi đang làm cái gì?

Phải nói thế này:

Tôi không thiếu chỗ để tìm người đi bắt lươn cho tôi, nhưng sao tôi phải chọn vùng núi? Có lý do hết!

Nếu tôi bảo một người nào đó đi bắt cho tôi vài cân hoặc thậm chí vài chục cân lươn để tôi thẩm, xem có chuẩn không, thì nói thật khỏi cần phải thẩm tôi cũng thừa biết là chuẩn Lươn Đồng. Hoặc thậm chí tôi có đến lấy vài lô liên tiếp như vậy, hay cả nửa năm trời lấy liên tiếp về thì cũng vẫn là Lươn Đồng; Nhưng Ngày dài tháng rộng, biết đâu một ngày đẹp trời lòng người đổi thay và tôi chỉ cần lơ là, thiếu giám sát một cái là cho luôn cái con Lươn lai trộn vào đó ( gọi là “Lươn đồng nuôi”, nuôi cả ngàn con trong bể, đã nuôi mà lại còn dùng từ Lươn đồng… gọi “Lươn đồng nuôi” nghe nó ngu ngốc) . Mà bụng nó cũng vàng vàng, nếu không xem kỹ mà chỉ nhìn qua loa đại khái, trộn vào trong cả chậu Lươn như thế, trông cũng khá giống với Lươn Đồng tự nhiên.

Nếu trường hơp đó xảy ra dù chỉ một lần. Tôi cũng …không thích!!! Mà nói thật, sớm muộn gì nó cũng xảy ra thôi, lòng người… phần đông ai cũng vậy, chẳng qua chưa có cơ hội để mà làm dối thôi. Cứ đi bốc về mà không để ý, không xem kỹ một phát mà xem ăn ngay quả lừa.

Vậy tôi phải làm sao khi lòng người… phần đông… ai rồi cũng sẽ như vậy? không lần này thì sẽ có lần sau? Bây giờ chưa tham? Rồi sẽ tham! …Chưa cáo, rồi sẽ Cáo! …Chưa hèn, rồi sẽ hèn hạ!

Giờ tôi phải làm sao?…

Tôi lên núi, tìm chỗ nào mà cái gọi là “văn minh” còn chưa tới kịp. Vì ở Đồng bằng thì đủ mọi thứ đã tràn về tận thôm xóm, kể cả nơi nghèo nhất. Mánh khóe gì người thành phố biết, thì ở đó họ cũng biết. Chiêu trò gì người thành phố lừa nhau được thì họ cũng lừa nhau được và thậm chí còn lừa dễ dàng hơn vì họ có được sự mất cảnh giác từ người khác (Cứ nghĩ là cái thằng này nó nông dân chất phác, nó không lừa đâu! Ờ ờ…kiểu thế). Còn lâu ấy.

Vậy thôi tôi lên núi trước cho “chắc bắp”, vì dù ít dù nhiều còn dễ xơi hơn, rồi dùng kinh nghiệm được tôi luyện ở đấy để hình thành cái kỹ năng mà về sau khỏi ai có thể làm trò với tôi được dù ở vùng núi hay đồng bằng.

Trên núi có cái hay (không tính vùng du lịch), là ít nhất nhà mạng Vinaphone, viettel … mới phủ sóng đa số được trong ít năm trở lại đây, mà sóng 4g cũng không quá khỏe. Vậy nên, một số người ở đó vẫn chưa du nhập kịp những chiêu trò từ “thị trường”. Chứ còn những nơi mà internet đã về từ lâu, thì họ cũng không thua gì người thành thị về nhiều mặt đâu Bạn, Bạn biết cái gì thì họ cũng biết cái đấy.

Bởi vậy cứ đi vào vùng càng vắng thì càng khỏe. Có một điều nữa có thể bạn chưa biết, là Việt Nam có 15 triệu người dân tộc thiểu số (2025), và số người nói được tiếng phổ thông chiếm một lượng lớn trong đó( không có thống kê con số cụ thể). Nhưng có một điều khá đặc biệt rằng, nói thì Ok, nhưng không phải ai cũng biết viết và đọc thành thạo tiếng Kinh ( tiếng phổ thông) nên khả năng tiếp cận của số người đó thông qua internet vẫn hẹp hơn so với người kinh. bạn biết vì sao mấy năm nay các nền tảng như Youtube, Tiktok nó phủ rộng ồ ạt và tăng tốc như vậy ở Việt Nam được không? Là vì một phần nó không phải đọc, chỉ cần nghe và xem, thì họ thu hút được một nhóm rất đông “yếu” về Chữ Viết đổ vào xem. Trong đó một phần rất lớn thuộc nhóm mười mấy triệu người dân tộc thiểu số ở trên. chứ còn trước đây khi các nền tảng video chưa phổ cập rộng được, lên mạng thì chỉ toàn báo viết và diễn dàn này kia, thì chỉ toàn người “biết chữ” chơi với nhau trên trên đấy, Youtube thì cũng trở đi trở lại toàn mấy cái văn vở, hài, nhạc nhẽo, Kpop, của mấy bạn trẻ thành thị ham vui hay xem. Bạn có thấy mấy năm trở lại đây nó khác không? bạn lên mạng sẽ thấy những “cơn bão văn hóa” mà bạn chưa bao giờ được gặp trong văn hóa vốn có của Bạn? Tôi có trải nghiệm trên vì một phần tôi cũng có 1 cái gọi là kênh Youtube, có những comment(bình luận) bên dưới mà tôi không tài nào đọc được. Ban đầu tôi không hiểu, nhưng về sau tư duy lại thì mới hiểu ra họ chính là nhóm yếu về chữ viết, người yếu ít thì viết đúng từ nhưng không có ngữ pháp, văn vẻ gì cả, yếu nhiều thì viết còn sai cả từ, sai chính tả. Đừng chê họ, tôi ban đầu cũng phát bực bảo sao trên đời lại có bọn nó viết mà “trính tả”, câu cú nó cứ điên điên vậy? sau mới từ từ hiểu được, học thuộc nhóm yếu hoặc kém về chữ viết.

Vậy trở lại với vấn đề… Tôi hiểu vì sao tôi cần lên núi trước!

Ngày đó, thông qua người quen, tôi có liên hệ được với một cậu thường soi được Lươn (đúng loại tôi cần tìm) ở suối và trên những cánh rộng bậc thang tại một vùng núi phía Bắc. ( Cậu đó thì giờ đã thân với tôi)

Nhưng ngày đó, vẫn bản tính của tôi, tôi cũng không tin gì cả, tôi lên đến nơi để thể hiện rằng mình cũng am hiểu về Lươn, về mọi thứ, kỹ thuật đánh bắt…về tất cả.

Đó là một vùng tuyệt đẹp, đúng kiểu mây trắng bay che lấp lưng chừng núi

Chúng tôi đánh trước ở ruộng bậc thang rồi sau đó đánh suối. Lươn chỉ đào lỗ ở bờ đất của suối chứ không sống ở khúc toàn đá sỏi nên khi đánh xong trên vài thửa ruộng bậc thang, cậu ấy bảo tôi ghé nhà Ông Bà cụ ở Đoạn dưới của suối nghỉ chân tí đã, tí trời tối hẳn thì đi ngược lên đặt cũng không sao ( vì đặt bẫy lươn thì chúng tôi đặt vào buổi chiều và buổi chạng vạng(sắp tối), hoặc tối hẳn để lươn chui vào, sáng mai dậy đi “thu hoạch” là xong.

Ông Bà cụ sống với nhau trong căn nhà sàn nhỏ, có cái bếp ở giữa nhà mà tôi nhìn thấy một phát thì thích ngay. Nghĩ cái bếp này mà đốt lửa cho cháy bùng rồi ngồi xung quanh nhậu thì hay phết.

(để đây mai viết tiếp)

 

 

 

 

 

 

 

Đông Dương Mart

0
    0
    GIỎ HÀNG
    Your cart is empty